Mô tả Geoid

Bề mặt của geoid không đều, cao hơn so với mặt Ellipsoid quy chiếu ở nơi có dị thường trọng lực dương (mật độ dư) và thấp hơn ở nơi có dị thường trọng lực âm (mật độ hụt).

Geoid mượt mà hơn hơn nhiều so với bề mặt vật lý (tức địa hình) của Trái Đất. Ví dụ trên đất liền bề mặt vật lý Trái Đất thay đổi từ +8.848 m ở đỉnh Everest đến −11.034 m ở rãnh Mariana, còn biến thiên của geoid khoảng từ -106 m ở miền nam Ấn Độ đến +85 m ở Iceland, với độ biến thiên tổng thể dưới 200 m khi so sánh với mô hình ellipsoid toán học hoàn hảo.[3]

Lưu ý rằng nhiều máy định vị GPS thực hiện tính toán với ellipsoid quy chiếu địa tâm, nên trong một hành trình dài trên tàu biển, với giả định không có thủy triềusóng, thì GPS cho ra độ cao khác nhau dù tàu vẫn trên mặt geoid. Đó gọi là số liệu GPS thô. Để thu được độ cao geoid, số liệu được hiệu chỉnh bằng quan sát thủy triều để xác định mực nước biển trung bình. Ngược lại, độ cao xác định bằng ni vô từ trạm đo đạc thủy triều, như trong trắc đạc đất đai truyền thống, luôn luôn là độ cao geoid. Một số máy thu GPS hiện đại có lưới tọa độ giá trị độ cao geoid cài sẵn (ví dụ từ EGM96), có thể tính ra độ cao geoid.

Hình dung 3 chiều mức nhấp nhô của geoid tính ra Gal